Nhâm sâm là một trong những vị thuốc quý giá và có giá trị cực kỳ tốt đối với sức khỏe. Vì vậy, sâm và các sản phẩm chế biến từ sâm được nhiều người sử dụng nhằm tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, người bị cao huyết áp có uống được sâm không? Có nguy hiểm gì không?
Tác dụng của nhân sâm đối với cơ thể

Từ xưa đến nay, nhân sâm đã nổi tiếng là vị thuốc bổ quý hiếm của y học cổ truyền. Theo Đông y, nhân sâm có vị ngọt, tính hơi hàn. Tác dụng đại bổ nguyên khí, tăng cường sức khỏe. Khoa học hiện đại cũng chứng minh được những tác dụng nổi bật như:
- Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống oxi hóa, chống ung thư.
- Tăng mức năng lượng của cơ thể, tăng sức bền vận động, giảm mệt mỏi về thể chất và tinh thần.
- Bảo vệ, tăng cường chức năng của tim và mạch máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
- Thúc đẩy lưu thông máu, điều hòa huyết áp, hạ đường huyết, giảm mỡ máu.
- Cải thiện tinh thần, giảm căng thẳng, lo âu, tăng khả năng nhận thức, trí nhớ và tập trung.
- Có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Hiệu quả trong việc điều trị viêm, cải thiện sức khỏe, làm chậm quá trình lão hóa.
- Hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương, tăng cường khả năng sinh lý đối với nam giới
Cao huyết áp có uống được sâm không?
Đối với câu hỏi “Người bị cao huyết áp có uống được sâm không?” thì câu trả lời là có. Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu đã cho kết quả làm giảm chỉ số huyết áp ở người huyết áp cao. Và làm tăng chỉ số huyết áp ở người huyết áp thấp.
Theo nghiên cứu của nhiều nhà y học Trung Quốc, nếu dùng nhân sâm đúng cách thì sẽ giúp làm giảm và ổn định huyết áp ở trên 50% người bệnh. Cụ thể, sử dụng đúng cách là:
- Nên dùng liều lượng vừa phải, không nên dùng liều quá cao.
- Không nên dùng gần thời gian uống thuốc hạ áp. Vì có thể làm vô hiệu hóa tác dụng của thuốc này.
- Trước khi dùng nên tập thể dục thể lực trong thời gian khoảng một tháng.
- Nên ăn nhạt và uống thêm sữa đậu nành.
- Không dùng khi đói để tránh tụt huyết áp.
- Không dùng vào buổi tối để tránh rối loạn giấc ngủ.
- Theo dõi huyết áp thường xuyên và tuân thủ nghiêm túc sự chỉ dẫn của các thầy thuốc có chuyên khoa.
Chính vì vậy, việc sử dụng nhân sâm phải thật cẩn thận và đúng liều lượng. Nếu không, người bị cao huyết áp có thể bị các tác dụng phụ không mong muốn.
Bệnh nhân cao huyết áp uống gì để điều hòa huyết áp?
Trà hoa atiso đỏ
Trà hoa atiso đỏ có vai trò quan trọng trong quá trình giảm huyết áp. Bởi vì chúng chứa phytochemical hoạt tính sinh học, có tính năng tương tự như chất chống oxy hóa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ba ly trà hoa atiso đỏ mỗi ngày là đủ để huyết áp tâm thu giảm đáng kể.
Nước ép củ dền (củ cải ngọt)
Củ dền chứa nhiều loại vitamin cũng như chất dinh dưỡng lành mạnh có công dụng giúp thúc đẩy chức năng máu tối ưu. Nghiên cứu đã chứng minh nước ép củ dền có tác dụng hạ huyết áp. Kết quả đến gần như ngay lập tức chỉ với 1 – 2 cốc nước ép củ dền mỗi ngày.
Nước lọc

Nước lọc là một thức uống đơn giản, không tốn quá nhiều chi phí. Tuy nhiên, nhưng lại đủ khả năng để điều trị nhiều bệnh lý, bao gồm cao huyết áp. Các chuyên gia khuyến nghị chúng ta nên uống khoảng 8 ly nước (tương đương 2 lít nước) mỗi ngày. Qua đó, cung cấp đủ lượng chất lỏng cho cơ thể.
Sữa
Càng hấp thụ nhiều canxi, nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp do thiếu hụt khoáng chất này càng giảm. Do đó, nên chọn những loại sữa có hàm lượng canxi cao và ít chất béo. Sữa ít béo sẽ là lựa chọn thích hợp nhất trong trường hợp này.
Nước ép lựu
Nhờ vào đặc tính ức chế men chuyển, nước ép lựu là một lựa chọn tương đối tốt cho việc điều trị tăng huyết áp. Một số nghiên cứu còn phát hiện rằng nước ép lựu có thể làm giảm huyết áp tâm thu tới 30%.
Hệ Thống Nhà Thuốc Coastline Care
- Gia Hân: 284/43-45 Lý Thường Kiệt, P14, Q10, HCM
- Coastline Care Số 1 : 85 Vườn Chuối, P4, Q3, HCM
- Coastline Care Số 2: 780/14M Sư Vạn Hạnh, P12, Q10, HCM (Cherry Spa)
- Hưng Phát: 215 Nguyễn Văn Khối (Cây Trâm), P8, Gò Vấp, HCM
- Hotline: 0931.114.631
- Email: [email protected]
Hệ Thống Nhà Thuốc Coastline Care Áp Dụng Giao Hàng Tại: Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Quận Bình Thạnh, Quận Bình Chánh, Quận Bình Tân, TP Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Tân Bình, Tân Phú.. Và các tỉnh khác trên toàn quốc.