Cao huyết áp được xem là “kẻ giết người thầm lặng” khi bệnh diễn biến trong âm thầm và không có dấu hiệu rõ rệt. Hãy cùng tìm hiểu xem bệnh cao huyết áp nguy hiểm như thế nào nhé.
Chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu?

Chỉ số huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số là Huyết áp tâm thu và Huyết áp tâm trương:
- Huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi): Có giá trị cao hơn. Do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi.
- Huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim): Có giá trị thấp hơn. Do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực tống máu từ tim.
Tại Việt Nam, việc chẩn đoán và chiến lược điều trị của các bác sĩ thường tuân theo hướng dẫn điều trị cập nhật của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC). Theo hướng dẫn mới của ESC năm 2018, có những các mức phân biệt huyết áp sau:
- Mức huyết áp tối ưu: Dưới 120/80 mmHg;
- Mức huyết áp bình thường: Từ 120/80 mmHg trở lên;
- Huyết áp bình thường cao: Từ 130/85 mmHg trở lên;
- Mức cao huyết áp độ 1: Từ 140/90 mmHg trở lên;
- Cao huyết áp độ 2: Từ 160/100 mmHg trở lên;
- Cao huyết áp độ 3: Từ 180/110 mmHg trở lên;
- Mức cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg
- Tiền tăng huyết áp khi: Huyết áp tâm thu > 120 – 139mmHg và huyết áp tâm trương > 80-89mmHg.
Cao huyết áp nguy hiểm như thế nào?
Bệnh cao huyết áp không phải lúc nào cũng thể hiện ra triệu chứng rõ ràng. Bạn có thể bị huyết áp cao (tăng huyết áp) trong nhiều năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, việc không được kiểm soát bệnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Ảnh hưởng đến mạch máu
Khi bị cao huyết áp, áp lực trong mạch máu bị tăng lên. Theo thời gian, điều này sẽ làm mạch máu mất tính đàn hồi và trở nên xơ cứng động mạch. Do áp lực liên tục động mạch bị giãn, lớp nội mạc bị nứt, vỡ. Gây nên chứng phình động mạch rất nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, phình động mạch chủ sẽ dẫn tới việc động mạch chủ bị vỡ, gây chảy máu và dẫn đến tử vong.
Cao huyết áp nguy hiểm như thế nào: Gây hại cho tim
Huyết áp tăng làm dày và hư hại niêm mạc các mạch máu của tim. Các mạch máu bị hư hỏng dễ hình thành của các cục máu đông. Từ đó, ngăn chặn việc cung cấp máu cho tim. Điều này có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của tim và cũng gây tổn hại các mô của tim dẫn đến chứng đau thắt ngực.
Tăng huyết áp cũng làm tim phải hoạt động mạnh. Làm cơ tim dày lên, đặc biệt là tâm thất trái (phì đại tâm thất trái). Dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tim để bơm máu đến các cơ quan khác. Điều này dễ dẫn đến suy tim, to tim.
Ảnh hưởng đến não
Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ xuất huyết não (đột quỵ) gấp 10 lần. Theo một nghiên cứu cho biết, ngay cả khi huyết áp hơi cao, bạn vẫn có nguy cơ bị đột quỵ. Thực tế đã chỉ ra huyết cao cao là nguyên nhân của 80% các cơn đau tim và đột quỵ.
Cao huyết áp làm suy yếu các mạch máu nhỏ trong não khiến chúng bị vỡ. Nếu bị gián đoạn lưu lượng máu đến não, nhẹ thì sẽ gây tình trạng thiếu máu não thoáng qua, hoa mắt, chóng mặt. Nặng có thể làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ, mất trí nhớ, đứt mạch máu não dẫn đến bị liệt; xuất huyết não dễ dẫn đến hôn mê và tử vong….
Cao huyết áp nguy hiểm như thế nào: Gây suy thận

Thận cũng là một trong những cơ quan bị ảnh hưởng nếu bạn mắc bệnh tăng huyết áp. Đây là một trong những bộ phận đóng vai trò giữ cho huyết áp của cơ thể được bình thường. Thận điều tiết các chất dịch của cơ thể, muối… Từ đó, điều chỉnh huyết áp. Nhưng ngược lại bệnh tăng huyết áp lại gây hư hại các mạch máu trong thận làm quả thận mất chức năng lọc. Làm hẹp động mạch thận và từ đó gây suy thận.
Gây bệnh về mắt
Tăng huyết áp còn gây bệnh lý về mắt như các bệnh lý võng mạc, thậm chí mù mắt. Vì khi tăng huyết áp, tất cả các mạch máu nuôi cơ thể đều bị ảnh hưởng. Kể cả các mạch máu tới mắt. Đôi mắt của bạn có thể bị khô mắt, mờ mắt. Đó là do các mạch máu trong mắt bị thu hẹp do ảnh hưởng của tăng huyết áp. Làm tầm nhìn bị suy yếu dẫn đến bệnh lý võng mạc. Cuối cùng, người bệnh sẽ bị mù.
Cao huyết áp nguy hiểm như thế nào: Rối loạn chức năng tình dục
Tất cả các biến chứng của tăng huyết áp chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân thành mạch máu bị dày lên. Dẫn đến giảm lưu lượng máu đến các bộ phận khác của cơ thể. Các động mạch cung cấp máu tới dương vật cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nó sẽ làm giảm nguồn cung máu đến dương vật. Gây ra rối loạn chức năng cương dương. Đây là tình trạng không có khả năng duy trì sự cương cứng trong khi quan hệ tình dục.
Ở phụ nữ, huyết áp cao có thể làm giảm lưu lượng máu đến âm đạo. Đây là nguyên nhân làm khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục…. Các loại thuốc điều trị cho bệnh nhân cao huyết áp lại có những tác dụng phụ. Như giảm ham muốn ở phụ nữ và khả năng cương cứng ở nam giới. Đối với những trường hợp này, nhiều người lựa chọn biện pháp giảm huyết áp nhờ thảo dược và thay đổi lối sống.
Ảnh hưởng đến thai kỳ
Phụ nữ bị huyết áp cao khi mang thai có thể làm giảm lưu lượng máu đến nhau thai. Từ đó làm giảm nồng độ ôxy và chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi phát triển. Điều này đồng nghĩa với việc thai nhi có thể tăng trưởng chậm. Làm cân nặng khi sinh của bé thấp.
Nguy hiểm nhất đối với người cao huyết áp khi mang thai là hội chứng tiền sản giật. Ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Dẫn đến biến chứng nghiêm trọng cho người mẹ và em bé khi sinh. Theo một nghiên cứu, huyết áp cao khi mang thai có thể làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ tới 40 %.
Cao huyết áp nguy hiểm như thế nào: Tăng huyết áp ảnh hưởng đến giấc ngủ
Theo các chuyên gia y học, tăng huyết áp, bệnh tim mạch và mất ngủ có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau. Bởi vì, huyết áp là áp lực của máu trong thành mạch, ảnh hưởng bởi lực co bóp của cơ tim. Khi thức và vận động, tim và mạch máu phải hoạt động nhiều để đưa máu đi khắp các hệ cơ quan trong cơ thể và hồi lưu máu về tim. Khi ngủ, tim được nghỉ ngơi nhiều hơn. Các hoạt động khác ít hoạt động hoặc nghỉ ngơi hẳn.
Như vậy, nếu ít ngủ, thiếu ngủ, ngủ chập chờn hoặc mất ngủ kéo dài, thường xuyên, tim và hệ mạch máu phải hoạt động nhiều hơn. Nên dễ gây ra các rối loạn dẫn đến bệnh tăng huyết áp, tim mạch. Nếu sẵn có tăng huyết áp, bệnh tim mạch, mất ngủ kéo dài sẽ làm bệnh tăng nặng thêm, thậm chí gây biến chứng.
Hệ Thống Nhà Thuốc Coastline Care
- Gia Hân: 284/43-45 Lý Thường Kiệt, P14, Q10, HCM
- Coastline Care Số 1 : 85 Vườn Chuối, P4, Q3, HCM
- Coastline Care Số 2: 780/14M Sư Vạn Hạnh, P12, Q10, HCM (Cherry Spa)
- Hưng Phát: 215 Nguyễn Văn Khối (Cây Trâm), P8, Gò Vấp, HCM
- Hotline: 0931.114.631
- Email: [email protected]
Hệ Thống Nhà Thuốc Coastline Care Áp Dụng Giao Hàng Tại: Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Quận Bình Thạnh, Quận Bình Chánh, Quận Bình Tân, TP Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Tân Bình, Tân Phú.. Và các tỉnh khác trên toàn quốc.